Khung tiếp nhận đám mây là gì?

Khung tiếp nhận đám mây (CAF) là một tập hợp các phương pháp tốt nhất, công cụ và hướng dẫn để giúp các tổ chức bắt đầu sử dụng công nghệ đám mây. Chuyển sang đám mây là một thách thức do các công nghệ cũ, sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp của các ứng dụng, các nút thắt trong cơ sở hạ tầng hiện có, cộng với lỗ hổng về kiến thức và kỹ năng. Khung tiếp nhận đám mây giúp các tổ chức xác định và giảm thiểu rủi ro, quản lý chi phí và đảm bảo tuân thủ khi họ chuyển khối lượng công việc của mình lên đám mây. Khung này cũng cung cấp hướng dẫn về cách tối ưu hóa việc quản trị và bảo mật trong đám mây để cải thiện hiệu quả.

Khung tiếp nhận đám mây mang đến những lợi ích gì?

Khung tiếp nhận đám mây giúp doanh nghiệp tạo ra một chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số hiệu quả. CAF mang lại cho các công ty những lợi ích sau đây.

Giảm rủi ro kinh doanh

Việc chuyển doanh nghiệp lên đám mây tiềm ẩn một số rủi ro. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo tính bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư ở mọi giai đoạn. Bạn phải lên kế hoạch cho việc di chuyển lên đám mây một cách cẩn thận để tránh tình trạng ứng dụng ngừng hoạt động và gián đoạn kinh doanh. Khung tiếp nhận đám mây đảm bảo rằng công ty hiểu tất cả các tiêu chuẩn và yêu cầu mà họ phải tuân thủ. Khi sử dụng CAF, bạn có thể cải thiện độ tin cậy, tăng hiệu quả và tính bảo mật ngay cả khi bạn giảm tổng chi phí của quá trình tiếp nhận đám mây.

Tăng tốc độ đổi mới

Khung tiếp nhận đám mây giúp doanh nghiệp nhanh chóng hưởng lợi từ khả năng điều chỉnh quy mô và tính linh hoạt của cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây. Khung này giúp mất ít thời gian và công sức hơn để đạt được các mục tiêu đám mây. Bạn có thể đưa ý tưởng mới ra thị trường, tiếp cận khách hàng mới, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc gia nhập các phân khúc thị trường mới một cách nhanh chóng.

Tăng cường tính linh hoạt

CAF mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp rõ ràng và được sắp xếp chặt chẽ để chuyển đổi kỹ thuật số. CAF xác định một chiến lược tiếp nhận đám mây và phác thảo các bước chính một cách chi tiết. Tính năng bảo mật của CAF tăng cường sự linh hoạt để thích ứng với các điều kiện thị trường hoặc yêu cầu đang thay đổi. Bạn có thể hợp lý hóa và đẩy nhanh hành trình đám mây để liên tục cải tiến, sử dụng tài nguyên hiệu quả và cộng tác tốt hơn.

Khung tiếp nhận đám mây có những trường hợp sử dụng nào?

Việc sử dụng khung tiếp nhận đám mây đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi đám mây và giúp hợp lý hóa quy trình cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Sau đây là tuyển chọn các ngành cốt lõi đã sử dụng CAF để chuyển đổi cơ sở hạ tầng đám mây.

Sắp xếp tài nguyên

Bạn có thể sử dụng CAF để thay đổi cách các nhóm kinh doanh và công nghệ đáp ứng mục đích chiến lược của bạn và tạo ra giá trị cho khách hàng. Việc sắp xếp tài nguyên theo cách áp dụng các phương pháp linh hoạt có thể giúp bạn trở nên nhạy bén hơn và chú trọng hơn vào khách hàng. Ví dụ: Đại học Auckland sử dụng CAF làm cơ sở để đào tạo nhân viên thuộc nhiều bộ phận về chứng nhận đám mây. Với cách tiếp cận này, Đại học Auckland linh hoạt hơn khi cung cấp các giải pháp sáng tạo và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp cho sinh viên.

Áp dụng công nghệ

CAF có thể giúp bạn di chuyển cũng như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và ứng dụng cũ cùng với các công nghệ dữ liệu và phân tích để nâng cao hiệu quả hoạt động. Ví dụ: bạn có thể di chuyển khối lượng công việc quan trọng lên đám mây để tăng thời gian hoạt động và tránh các sự kiện thảm họa. Suntory Group, công ty hàng đầu thế giới về đồ uống, sử dụng CAF để xác định và sắp xếp các bước di chuyển thành một lộ trình có thể quản lý được. Họ di chuyển và triển khai các hệ thống quan trọng cho nhiệm vụ trên đám mây, đồng thời xây dựng các hệ thống mới bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng hoạt động trên đám mây.

Cải tiến quy trình

Kiến trúc đám mây có thể tạo ra một nền tảng an toàn giúp giảm chi phí hoạt động, đồng thời tăng mức độ tin cậy. Doanh nghiệp có thể đạt được sự nhanh nhạy, linh hoạt và độ bảo mật dữ liệu bằng cách di chuyển lên đám mây. Sensis sử dụng CAF để tăng sự nhanh nhạy đồng thời giảm chi phí cơ sở hạ tầng. Họ dùng khung để di chuyển lên đám mây, giúp giảm 50% chi phí CNTT. Việc di chuyển này đã giúp đội ngũ kỹ sư của Sensis tiết kiệm thời gian, có thêm 80% thời gian để dành cho việc phát triển sản phẩm.

Các khả năng chính của khung tiếp nhận đám mây là gì?

Khả năng là năng lực tổ chức trong việc sử dụng quy trình để triển khai các nguồn lực như công nghệ, con người và bất kỳ tài sản nào khác để thu được một kết quả cụ thể. Khung tiếp nhận đám mây xác định các khả năng, đồng thời đưa ra hướng dẫn để cải thiện khả năng sẵn sàng sử dụng đám mây và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi đám mây. Sau đây là một số khả năng của CAF.

Doanh nghiệp

Khả năng kinh doanh của khung tiếp nhận đám mây tập trung vào việc đảm bảo rằng các khoản đầu tư của bạn vào đám mây phù hợp với mục tiêu và kết quả kinh doanh. Khả năng này đảm bảo hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số hỗ trợ chiến lược kinh doanh và sự tăng trưởng mà vẫn phù hợp với tham vọng kinh doanh. 

Các bên liên quan trong kinh doanh là CEO, CFO, COO, CIO, CMO, CPO và CTO. CAF đưa ra hướng dẫn tiếp nhận đám mây phù hợp cho một số lĩnh vực kinh doanh, chẳng hạn như:

  • Chiến lược đám mây và quản lý sản phẩm
  • Thông tin chi tiết về kinh doanh
  • Quản lý danh mục
  • Quan hệ đối tác chiến lược
  • Khoa học dữ liệu và kiếm tiền
  • Quản lý đổi mới

Con người

Con người là nhân tố chính giúp hoạt động di chuyển và chuyển đổi đám mây diễn ra suôn sẻ, trong đó lực lượng lao động và lãnh đạo muốn việc di chuyển mang lại lợi tức đầu tư từ. Khả năng con người của khung tiếp nhận đám mây đóng vai trò là cầu nối giữa công nghệ và kinh doanh. Khả năng này nhằm mục đích giúp mọi người thoải mái với sự thay đổi, hợp lý hóa sự thay đổi về tư duy văn hóa và tổ chức mà đám mây yêu cầu. Khả năng con người còn đẩy nhanh việc tiếp nhận đám mây bằng cách thúc đẩy văn hóa liên tục học hỏi và phát triển.

Các bên liên quan bao gồm CIO, COO, CTO, CHRO và Giám đốc đám mây. CAF hướng dẫn họ tập trung vào:

  • Phát triển văn hóa
  • Chuyển đổi lực lượng lao động
  • Chỉ đạo chuyển đổi
  • Tăng tốc thay đổi
  • Liên kết tổ chức
  • Sự thông thạo về đám mây
  • Thiết kế tổ chức

Quản trị

Quản trị bao gồm phương pháp điều phối các sáng kiến đám mây, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến chuyển đổi và tối đa hóa lợi ích của tổ chức. Một chức năng quản trị hiệu quả cho phép các công ty xác định và loại bỏ các rào cản đối với việc tiếp nhận. 

Các bên liên quan hàng đầu của khía cạnh quản trị là CIO, CTO, CFO, CRO và CDO. CAF hướng dẫn họ trong việc:

  • Quản lý chương trình và dự án
  • Quản lý tài chính trên đám mây
  • Quản lý lợi ích
  • Quản lý danh mục ứng dụng
  • Quản trị và quản lý dữ liệu
  • Quản lý rủi ro

Nền tảng

Khả năng nền tảng đưa ra hướng dẫn về việc xây dựng các nền tảng đám mây lai cấp doanh nghiệp, có thể mở rộng. Khả năng này giúp bạn hiện đại hóa khối lượng công việc hiện có và triển khai các giải pháp mới hoạt động trên đám mây. 

Các bên liên quan bao gồm các nhà lãnh đạo công nghệ, CTO, kiến trúc sư và kỹ sư. Khung tiếp nhận đám mây hỗ trợ:

  • Kiến trúc và kỹ thuật nền tảng
  • Kiến trúc dữ liệu và kỹ thuật dữ liệu
  • Cung cấp và điều phối
  • Phát triển ứng dụng hiện đại
  • Tích hợp và phân phối liên tục

Bảo mật

Khả năng bảo mật của CAF giúp các công ty đạt được tính toàn vẹn, tính khả dụng cao cũng như tính bảo mật của dữ liệu và khối lượng công việc đám mây. 

Các bên liên quan điển hình chỉ đạo vấn đề bảo mật là lãnh đạo kiểm toán nội bộ, kiến trúc sư bảo mật, kỹ sư, CISO và CCO. CAF đưa ra hướng dẫn về:

  • Quản trị và đảm bảo tính bảo mật
  • Quản lý danh tính và quyền truy cập
  • Quản lý lỗ hổng bảo mật
  • Bảo vệ cơ sở hạ tầng
  • Bảo vệ dữ liệu
  • Bảo mật ứng dụng
  • Phát hiện và ứng phó với mối đe dọa

Hoạt động 

Khả năng hoạt động đảm bảo bạn cung cấp các dịch vụ đám mây ở cấp độ đáp ứng mọi nhu cầu của tổ chức. Hiệu quả là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của chuyển đổi kỹ thuật số và giúp doanh nghiệp đáp ứng mong đợi của người dùng. 

Về khả năng hoạt động, các bên liên quan bao gồm các nhà lãnh đạo hoạt động và cơ sở hạ tầng, kỹ sư, người quản lý dịch vụ công nghệ thông tin và kỹ sư độ tin cậy của trang web. Khung tiếp nhận đám mây đưa ra hướng dẫn về:

  • Khả năng quan sát
  • Quản lý sự kiện (AIOps)
  • Quản lý sự cố và vấn đề
  • Quản lý thay đổi và phát hành
  • Hiệu suất và năng lực
  • Quản lý cấu hình
  • Quản lý bản vá
  • Độ khả dụng và tính liên tục
  • Quản lý ứng dụng

Khung tiếp nhận đám mây hoạt động như thế nào?

CAF xác định các phương pháp hay nhất trên các khía cạnh khác nhau của kế hoạch tiếp nhận đám mây. CAF sử dụng 4 giai đoạn sau đây để cải thiện mức độ sẵn sàng tiếp nhận đám mây và hợp lý hóa hành trình chuyển đổi đám mây.

Hình dung

Trong giai đoạn hình dung, doanh nghiệp đặt mục tiêu nhận ra và xác định các cơ hội chuyển đổi. Hướng đến các mục tiêu mang tính chiến lược, công ty ưu tiên các chuyển đổi đạt hiệu quả cao và phân công thay đổi cho các bên liên quan chính. Bạn cũng xác định các kết quả kinh doanh có thể đo lường được giúp chứng minh giá trị của việc chuyển đổi đám mây kỹ thuật số khi bạn tiến triển trong hành trình của mình.

Đồng nhất

Trong giai đoạn đồng nhất, bạn xác định khoảng cách cụ thể về khả năng và sự phụ thuộc giữa các tổ chức. Bạn cũng có thể tạo các chiến lược mới để cải thiện mức độ sẵn sàng tiếp nhận đám mây và tạo điều kiện cho sự thay đổi phát triển. Giai đoạn này cũng đảm bảo các bên liên quan hướng đến nhiệm vụ của mình và giám sát các hoạt động quản lý thay đổi. 

Triển khai

Giai đoạn triển khai xây dựng các quy trình thí điểm ban đầu trong sản xuất để chứng minh giá trị kinh doanh của hoạt động chuyển đổi đám mây. Các quy trình thí điểm nhằm mục đích đạt được thành công lớn, tác động đến phạm vi định hướng trong tương lai và cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh cách tiếp cận. Giai đoạn này đảm bảo mọi thứ vận hành trơn tru trước khi tiến hành sản xuất ở quy mô đầy đủ.

Quy mô

Giai đoạn cuối cùng là điều chỉnh quy mô, trong đó doanh nghiệp mở rộng các quy trình thí điểm đến mức phù hợp nhất với tổ chức của họ. Việc mở rộng ra quy mô mong muốn giúp đảm bảo doanh nghiệp nhận được những lợi ích kỳ vọng khi bắt đầu đầu tư vào đám mây. Giải đoạn này cũng đảm bảo duy trì mọi khoản lợi tức đầu tư. 

Khung tiếp nhận đám mây cho AI là gì?

Khung tiếp nhận đám mây cho AI là gì?

Khung tiếp nhận đám mây cho trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ các tổ chức trong các hoạt động máy học (ML), trí tuệ nhân tạo và trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh. Giống như CAF thông thường, CAF cho AI có một loạt các khả năng tổ chức cơ bản và cung cấp hướng dẫn cho các công ty trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hướng dẫn này tập trung vào việc tiếp nhận AI và bao gồm các khuyến nghị liên quan cụ thể không có trong CAF thông thường.

Mục tiêu chính của CAF-AI là định hình việc sử dụng AI và ML, đưa ra bối cảnh về các trường hợp sử dụng quan trọng và phát triển chiến lược đám mây cho AI. Khung này xác định các khả năng cơ bản bổ sung. Ví dụ: quản lý sản phẩm vốn là một khả năng cần thiết để phát triển thành công các sản phẩm dựa trên đám mây, nhưng việc triển khai hoạt động này khác biệt đáng kể khi xem xét các dịch vụ AI và ML trên đám mây. Các doanh nghiệp có thể sử dụng CAF-AI tại bất kỳ thời điểm nào trong hành trình để giúp cải thiện mức độ thuần thục về AI. 

AWS có thể hỗ trợ bạn ra sao trong hành trình tiếp nhận đám mây?

Khung tiếp nhận đám mây AWS (AWS CAF) tận dụng trải nghiệm AWS và các phương pháp tốt nhất để giúp bạn chuyển đổi kỹ thuật số và tăng tốc kết quả kinh doanh thông qua việc sử dụng AWS một cách sáng tạo.  Khung này tập trung vào các khả năng tổ chức cụ thể giúp chuyển đổi đám mây thành công. Với AWS CAF, bạn có thể:

  • Giảm rủi ro kinh doanh nhờ cải thiện độ tin cậy, tăng cường bảo mật và nâng cao hiệu suất.
  • Tiếp cận khách hàng mới và tham gia vào các phân khúc thị trường mới, từ đó tăng doanh thu.
  • Tăng tốc và tăng hiệu quả hoạt động bằng cách giảm chi phí vận hành và cải thiện năng suất của nhân viên.
  • Cải thiện hiệu suất ESG nhờ thông tin chi tiết hướng bạn tới một tương lai bền vững và minh bạch hơn.

Bắt đầu sử dụng khung tiếp nhận đám mây trên AWS bằng cách tạo tài khoản miễn phí ngay hôm nay.

Các bước tiếp theo trên AWS

Tham khảo các tài nguyên bổ sung liên quan đến sản phẩm
Đổi mới sáng tạo nhanh hơn với bộ dịch vụ Quản trị & Quản lý toàn diện nhất 
Đăng ký tài khoản miễn phí

Nhận ngay quyền sử dụng Bậc miễn phí của AWS.

Đăng ký 
Bắt đầu xây dựng trong bảng điều khiển

Bắt đầu xây dựng trong AWS Management Console.

Đăng nhập